MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BỊ TẮC TIA SỮA

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BỊ TẮC TIA SỮA

1) Nguyên nhân tắc tia sữa:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
– Những ngày đầu sau khi sinh, sữa non đặc và sánh, nếu không được giải thoát kịp thời dễ dẫn đến tắc tia sữa.
– Sản phụ không cho bé bú sớm và thường xuyên, không vắt sữa thừa khi trẻ bú không hết; hút/nặn sữa không đúng cách, mặc áo ngực quá chật …
– Các nguyên nhân trên có thể gây chèn ép và nghẽn tắc lòng ống dẫn sữa , trong khi đó sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nên ứ đọng quá nhiều và đông kết, không thể thoát ra ngoài được. – Một nguyên nhân khác là nhiễm khuẩn. Có thể vi khuẩn theo đường máu đến, hoặc từ ngoài vào do sản phụ vệ sinh đầu vú kém trong thời gian cho con bú. Khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống ống dẫn sữa bị viêm, chít hẹp và cũng làm cho sữa không giải phóng ra được. Ngoài ra, khi sản phụ bị bệnh, stress, hay chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý… cũng góp phần vào nguy cơ tắc tia sữa.

2) Có 3 dạng tắc tia sữa thường gặp:

2.1) Dạng thứ nhất, cương sữa sinh lý.
– Tình trạng bầu vú căng to hơn so với bình thường, càng lúc càng tăng lên gây đau nhức, sữa không tiết được ra ngoài hoặc chỉ tiết rất ít, dùng tay vắt, hoặc hút cũng không ra sữa.

– Ở trường hợp này mình thấy có một số mẹ hì hục chườm nóng, nấu xôi nếp đắp lên, mẹ đi tìm men rượu, còn mẹ đổ nước sôi vào bình sữa và lăn lên ngực. Đây hầu như là phương pháp trước giờ ai cũng làm khi bị cương tắc nhưng các mẹ lưu ý, tối kỵ chườm nóng nếu vùng da sưng, nóng, đỏ và đau. Khi sữa chưa về lau hoặc chườm nóng sữa sẽ về nhanh nhưng trường hợp cương tắc là khi sữa đã về thì lúc này chỉ nên tìm cách “giải phóng sữa ra ngoài” chứ không phải là “gọi sữa về thêm”.

– Một số mẹ lại nhờ người nhà ti giúp, cách này không hiệu quả vì người nhà không có phản xạ bú như trẻ con chỉ ti mỗi núm vú chứ không ngậm hết cả quần vú, các mẹ sẽ không có cơ chế phản xạ thần kinh lên não để tăng các chất tạo sữa và phóng sữa ra ngoài lên hàng chục lần như khi cho con bú hay dùng máy, lực hút chân không yếu nên không hiệu quả.
– Cũng có một số mẹ nghe mang máng “nên chườm lạnh” liền lấy đá cục, đá tảng mà chườm lên ngực, điều này cũng hoàn toàn không đúng bởi sẽ làm sữa lạnh đột ngột, và tạo ra đông kết thêm.
Giải pháp:
– Mẹ sữa chỉ nên CHƯỜM MÁT khi đã có dấu hiệu cương sữa. Chườm mát lúc này giúp giảm đau, giảm phù nề, sữa không về nhanh nữa nhưng cũng nên biết chườm mát như thế nào cho đúng cách ?
– Tốt nhất mẹ dùng khăn sữa của con, nhúng hoặc ngâm trong nước lạnh, vắt rao và áp vào ngực trong khoảng 5 phút mỗi lần. Chườm mát hai vú giữa các cữ bú hoặc cữ hút sữa giúp làm giảm sưng và đau. Hoặc mẹ có thể sử dụng lá bắp cải sạch, bỏ vào trong tủ lạnh khoảng 20 phút rồi bỏ ra và đắp lên ngực trong vòng 5-10 phút. Mẹ nên khoét một lỗ nhỏ giữa lá bắp cải để đầu ti vào đó. Thực hiện mỗi lần 20 phút và 3 lần/ngày sẽ giúp chị em bớt căng tức ngực vì sữa. Sau đó Massgae nhẹ nhàng rồi nặn tay hoặc cho bé bú, hút để giải phóng sữa ra ngoài, KHÔNG BÓP NHƯ BÓP QUẢ CAM! Nếu ai đó nói rằng phải bóp thật mạnh thật đau thì sữa mới bắn ra là tuyến sữa càng bị tổn thương và càng tắc.
2.2) Dạng cương tắc thứ 2, cương tắc bệnh lý:
– Dạng này có khi là hậu của cương tắc sinh lý, tức sau khi cương tắc sinh lý sữa không được giải phóng ra ngoài triệt để nên để lại những điểm đông kết, Ngực có những khối tròn di động nhiều kích thước, bề mặt gồ ghề, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn, chạm vào rất cứng làm mẹ sữa cảm thấy đau đớn như mọc nhọt.. Có thể kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ … Nếu không masage, giải phóng sạch thì về lâu dài sẽ sinh ra những ổ áp xe và phải trích – mổ.
– Ở trường hợp vón tắc bệnh lý mẹ sữa chườm nóng vùng bị tắc 5 phút bằng nước ấm có nhiệt độ 60-70 độ chứ không phải nước đun sôi cho vào bình bú và lăn trên vú đâu nhé. Sau đó massage kích thích tuyến sữa và nặn, vắt, hút, cho trẻ bú để dòng chảy được khai thông giúp sữa giải phóng ra ngoài.
2.3) Dạng thứ 3, tắc sữa khi mẹ bị cặn đầu ti:
Cặn sữa đóng tại đầu ti, nhìn thấy điểm trắng ở đầu ti.
? Điều trị: cồn 70 độ, bông vô khuẩn, găng tay y tế, kim tiêm vô khuẩn. Tẩm cồn vào bông, sát trùng đầu vú, lấy đầu kim tiêm vô khuẩn để vào mụn trắng vê nhẹ cho mụn trắng vỡ ra, loại bỏ màng mỏng của mụn, nặn sữa tắc bên trong thoát ra. Thông thường làm 1 lần sẽ khỏi.
? Bạn phải xác định rõ tắc tia ở dạng nào rồi mới làm, không phải trường hợp nào cũng dùng kim, mà nếu đã dùng kim thì phải làm cho đúng cách, kim phải được tiệt trùng kỹ, tìm cho đúng điểm cặn tắc, đưa kim cho chính xác, vê như châm cứu vậy đó chứ không phải khều nhé.
Ai mới nhìn cứ tưởng là đau nhưng thực chất là tia sữa vốn đã có sẵn ống dẫn sữa, bạn chỉ cần tìm chính xác tia tắc rồi làm, không chảy máu thì chắc chắn sẽ không để lại tổn thương nhé.
? Phòng bệnh: Sau khi cho bé bú xong các mẹ cần vệ sinh đầu vú bằng khăn mềm với nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý, loại bỏ sữa cặn trên đầu vú.
3) Lưu ý: Nếu tắc sữa xảy ra đã một ngay và các mẹ đã áp dụng tất cả các cách đã nói ở trên mà vẫn không thuyên giảm, thì hãy đi khám BS nhé, chần chừ làm tình trạng nặng dần lên và có nguy cơ chuyển thành viêm tuyến sữa, nặng hơn nữa sẽ áp xe. Thời gian tắc từ 2 NGÀY trở lên mà vẫn không thành công thì gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị và số lần điều trị sẽ nhiều hơn 1 lần.
4) Từ những yếu tố như đã đề cập trên, người mẹ muốn phòng ngừa tắc tia sữa thì phải loại trừ được các nguy cơ và nguyên nhân gây tắc nghẽn và lưu ý những điều sau:
– Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú.
– Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú liên tục theo nhu cầu.
– Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa,vắt hết sữa thừa sau khi bé bú để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa..
– Điều quan trọng nữa là lượng nước uống vào gấp đôi so với thường ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt cá trứng sữa và các chất xơ từ rau quả
– Hạn chế ăn chất béo bão hòa… ; Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và
* Thông thường sau cương tắc tắc tia là sản lượng sữa giảm rõ rệt, mẹ chỉ cần kích lại là được.
Đôi điều chia sẻ cùng các mẹ chúc các mẹ biết lựa chọn cho mình phương pháp chữa tắc tia sữa phù hợp và kịp thời.
.
.
.
.