TRẺ BÚ VẶT – NGUYÊN NHÂN CON NGỦ KHÔNG NGON GIẤC

Bú vặt là tình trạng rất hay gặp ở những bé bú mẹ trực tiếp.
Bé chỉ bú 5 – 10 phút đối với trẻ sơ sinh hoặc 2 – 3 phút đối với trẻ lớn hơn. Mặc dù bú chưa no nhưng trẻ cũng không chịu bú tiếp. Sau đó 20 – 30 phút, trẻ lại quấy khóc đòi bú, và đương nhiên cũng chỉ bú lắt nhắt trong vài phút.
– Khi chỉ bú vài phút, trẻ chủ yếu bú được sữa đầu loãng và ít chất dinh dưỡng. Mẹ để ý nếu bé không tăng đủ 200g/tuần nghĩa là bé đang chậm lớn vì không bú được sữa béo – sữa cuối.
– Trẻ bú không no nên ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc.
– Mẹ phải “dính” bé cả ngày, không có thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc khác.
– Khi ở một lần bú, bé bú ít sẽ khiến cơ thể mẹ lầm tưởng là nhu cầu về sữa giảm, lâu dần sẽ khiến mẹ ít sữa, mất sữa.
🌺 Cách khắc phục:
Nhiều mẹ sợ con đói, không chịu được khi con khóc, con ọ ẹ nên thường rơi vào tình trạng con cứ đòi là mẹ lại cho bú.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu về nuôi con bằng sữa mẹ đã khẳng định rằng, bé bú vặt không phải là do mẹ không cung cấp đủ sữa cho bé mà nó chỉ đơn giản là một thói quen của trẻ. Và để thay đổi được thói quen này, các bà mẹ cần phải có những biện pháp cụ thể, như một vài biện pháp dưới đây:
🍀 1. Giãn cữ bú:
Trẻ bú mẹ trực tiếp đều nghiện ti mẹ nên các bé có thể đòi bú không chỉ vì đói, mà còn vì buồn ngủ, vì khó chịu, vì mệt, vì muốn được mút mát, khi muốn được an ủi, vỗ về, khi gắt ị, gắt đái… Vậy nên mẹ cần phân biệt lúc nào con đói thực sự mới cho bú. Mà dễ nhất là cho bú đúng giờ, theo cữ 2-3 tiếng.
Nếu bé đòi bú trước giờ, cố gắng đánh lạc hướng hoặc cho con ngậm ti giả.
Có thể mỗi ngày tăng dần thời gian lên 10’,15’ 1 lần để con kịp thích ứng.
– Ngoài ra hãy thiết lập nếp sinh hoạt EASY cho con. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E-eat), sau đó mẹ cho bé chơi vận động (A-activity), mẹ đặt bé xuống cho bé ngủ (S-sleep) và mẹ có thời gian thư giãn (Y-your time). Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi vào giấc ngủ đêm, kết thúc một ngày của mẹ và bé.
🍁 2. Cho con bú no, không để con ngủ quên trên ti mẹ
Các bé khi được cho bú trực tiếp thường hay bị tình trạng ngủ chỉ sau 5 phút vì gặp được ” thuốc ngủ” mang tên oxytoxin dù bú chưa no. Thường con chỉ ngủ được 20,30 phút (sau khi oxytocin hết tác dụng) lại dậy đòi bú.
Đầu tiên thì các mẹ nên vắt bớt sữa đầu đi để con không bú phải quá nhiều oxytocin, nếu mẹ nào nhiều sữa thì có thể vắt gần hết sữa đầu đến lúc thấy sữa chuyển sang lờ nhờ hơi trong hơi đục thì cho con bú cũng được.
Nếu vắt bớt sữa rồi mà con vẫn ngủ quên thì chúng ta CẦN ĐÁNH THỨC CON DẬY để con bú cho đủ no.
🍄 Có vài cách như sau:
– Vuốt má con.
– Xoa xoa lòng bàn tay con hoăc nghịch tay con ( Không bao giờ cù chân, tay con).
– Bế đứng.
– Thay bỉm cho con, kết hợp làm các động tác thể dục với cánh tay của con hoặc làm động tác đạp xe.
– Với những bé ngủ quá say có thể áp 1 cái khăn lạnh lên má con.
Cố gắng kiên nhẫn đánh thức con 10 đến 15 phút để chất oxytocin hết tác dụng, sau đó thì cho bé bú lại ngay lập tức cho đến khi bé no.
🌹 3. Đổi tư thế cho bé bú
Bạn có thể xem lại tư thế cho bé bú xem có thoải mái không. Nên để cho lưng bé quay hẳn ra bên ngoài, bụng áp vào với bụng mẹ, mặt quay vào trong vú mẹ.
Tránh không đặt bé nằm ngửa trên đùi rồi quay mặt bé vào vú mẹ vì như thế sẽ làm cho bé khó nuốt.
🌷 4. Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹ cần xem trong chế độ ăn có món nào lạ làm ảnh hưởng đến dòng sữa của bé không. Việc phát hiện sữa có “vị lạ” sẽ khiến cho bé lười bú, đến khi nào đói thì lại đòi bú tiếp.
Ngoài ra, nếu tuyến mồ hôi của mẹ quá mạnh thì cũng sẽ khiến cho bé ngại bú, hoặc cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ, dẫn đến tình trạng bé bú vặt.
💐 5. Không dùng ti mẹ để dỗ trẻ
Nếu bé đòi bú mà không phải là do đói, hãy tạm đi chỗ khác để cho người khác chăm sóc bé. Hoặc bạn cũng có thể vỗ về, dỗ dành trẻ mà không cho bé bú sữa nữa để bé quên việc này đi.
Các mom tham khảo thêm nhé. Chúc các mom kiên định trong quá trình nuôi con sữa mẹ.
.
.
.
.