MỘT SỐ CÁCH GIÚP BÉ BIẾT LẬT, BÒ, ĐI VÀ NÓI NHANH NHẤT

Các bà mẹ đều mong muốn con mình phát triển được tốt nhất trong những năm tháng đầu đời. Tập cho bé lật sẽ giúp phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và xương sống.

Cách dạy trẻ tập lật đúng cách

Các bà mẹ bỉm sữa thường đặt ra câu hỏi ” Be bao nhieu thang biet lat ?”.  Bé sơ sinh bắt đầu có những động thái sẵn sàng lật khá sớm lúc 3-4 tháng tuổi. Đầu tiên, bé có thể chuyển mình từ tư thế nằm sấp, áp bụng xuống giường sang nằm ngửa. Sau một khoảng thời gian tiếp đến, khi trẻ sơ sinh được 5 – 6 tháng tuổi và có hệ thống xương, cơ chắc khỏe hơn, bé có thể lật sấp lại, từ nằm ngửa với lưng tiếp xúc với giường sang nằm sấp.

Vì vậy, theo các chuyên gia của PamperMe mẹ nên dành 20 phút mỗi ngày để tập cho bé lật và chia ra nhiều lần nhỏ, mỗi lần diễn ra từ 3-5 phút. Bài tập lật theo phương pháp truyền thống buộc bé yêu của bạn nằm sấp trên sàn nhà và bé phải luôn ngẩng đầu lên phía trên. Khi mẹ dạy bé tập lật, có thể hát cho bé nghe, nói chuyện với bé,… sẽ mang lại kết quả tốt hơn và giúp bé cảm thấy hào hứng tập luyện hơn.

 

Phương pháp tập lật cho bé

  • Cho trẻ nằm sấp, bé sẽ ngẩng đầu lên, các bắp cơ ở cổ và lưng đã có thể chịu lực. Mẹ có thể để đồ chơi của bé ở trên cao một chút, khi bé với tới bé sẽ ngẩng đầu cao hơn. Sau đó, mẹ có thể lấy đồ chơi bé yêu thích và gọi để bé ngẩng đầu lên. Mẹ nên vừa chơi vừa trò chuyện cùng bé. Không cần lật người bé lại để bé quen với tư thế này.
  • Cho bé nằm ngửa, mẹ hãy đưa tay xuống phía dưới lưng bé, đỡ lấy lưng bé để bé có thể lật  người lại. Nếu như sau khi lật qua, bé đè lên cánh tay, rút ra không được và khóc, bạn có thể giúp bé lấy tay ra, sau đó từ từ tập cho bé tự rút tay ra.
  • Mẹ cho bé nằm nghiêng, rồi mẹ có thể đỡ lưng, giúp trẻ lật  người qua bên phải hoặc bên trái. Hoặc mẹ để bé nằm nghiêng, sau đó từ một hướng khác gọi bé, dùng đồ chơi “dụ” bé, để bé có thể tìm ra cách tốt nhất di chuyển thân người.
  • Mẹ có thể khuyến khích bé tập lật  qua trò chơi. Ban đầu mẹ cầm đồ chơi ở gần và khuyến khích bé lăn đến. Sau đó từ từ tăng dần khoảng cách.
  • Một số bé biết lật ngửa khi được 3 tháng tuổi. Đến tháng thứ 5 và thứ 6 bé biết lật úp và có thể nhấc đầu lên cao, chống tay, cong lưng lại và nhấc ngực lên khỏi mặt đất, đá chân và bơi bằng hai tay. Tất cả những hoạt động này giúp các cơ bắp của bé tiếp tục phát triển.
  • Có bé sẽ không bao giờ học lật mà chuyển hẳn sang giai đoạn bò và ngồi. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, miễn sao bé học được các kỹ năng mới và ngày càng phát triển là ổn. Việc học lật được xem là bước đệm cho bé học ngồi và bò. Khi cổ, lưng, chân và cánh tay của bé khoẻ mạnh hơn thì bé sẽ sớm biết ngồi và bò.
  • Tuy nhiên nếu bé của bạn đã 6 tháng nhưng không hề thích thú với các hoạt động lật  hay ngồi và cũng không thích thú với môi trường xung quanh thì mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

 

 

Tác dụng của việc tập lật

  • Lẫy là một kỹ năng đặc biệt quan trọng của trẻ bởi đây là bước đầu tiên giúp bé có thể tự mình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác.
  • Bé biết lật không chỉ giúp tăng vận động tự lập mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, bò và đứng về sau.
  • Học lật rất có lợi cho quá trình phát triển của bé, vì lúc này, bé sẽ có thể nhìn mọi thứ xung quanh theo một cách hoàn toàn mới, tầm nhìn được mở rộng hơn, có khả năng quan sát môi trường xung quanh với nhiều góc độ khác nhau.
  • Quá trình lật cũng sẽ giúp tránh được việc trẻ sơ sinh bị móp đầu, vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mẹ cần lưu ý để nhận biết thời điểm trẻ tập lật và có cách dạy con lật đúng cách và hiệu quả.

 

Cách giúp bé nhanh biết ngồi và biết bò hiệu quả nhất

Thông thường ở vào tháng thứ 6 trở đi từ bé đã có thể biết ngồi và biết bò nhưng cũng có những bé phát triển chậm hơn so với độ tuổi này khiến không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng về tình trạng chậm phát triển của con em mình. Tuy nhiên ngồi và bò không phải kỹ năng được đánh dấu quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Bé không ngồi vững hay chậm biết bò thậm chí không trãi qua giai đoạn biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ. Bạn  không cần quá lo lắng. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi.

 

Các mẹ nên tham khảo giúp bé nhanh biết ngồi và biết bò hiệu quả

  • Khi trẻ được 6, 8 tháng, bạn nên cho trẻ tập ngồi dựa lưng vào bố mẹ hay vào gối tựa. Bạn có thể lấy gối xếp chồng lại và để em bé ngồi ở giữa hoặc ôm con dựa vào người. Cũng có thể mua cho bé cái gối tập ngồi để bé quen dần cảm giác lấy thăng bằng và thẳng lưng .
  • Sau đó tập bò cho con. Trước tiên, hãy để trẻ tập bò trên giường và đặt đồ chơi mà trẻ thích lên phía trước, cự li gần để khuyến khích trẻ trườn đến lấy. Sau đó, hãy đặt trẻ ở tư thế bò, nếu trẻ không biết dùng lực để bò thì người lớn có thể giữ chân trẻ chuyển động về phía trước từng tí, từng tí một, dần dần giúp trẻ nắm được đồ vật.
  • Khi trẻ đã quen với các thao tác bò, bạn có thể cho trẻ xuống sàn nhà để tập bò vì không gian trên giường đã trở nên nhỏ bé. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo an toàn cho bé. Hãy bao bọc tất cả các ổ cắm điện, đặt các vật bọc mềm quanh cạnh bàn sắc, khóa các ngăn kéo. Đảm bảo rằng, các đồ đạc trong nhà vững chắc, ví dụ như kệ sách nên được bắt vít vào tường và dây kéo rèm cửa nên để ngoài tầm với của trẻ. Tất cả các loại: cúc áo, tiền xu, viên bi và những vật nhọn linh tinh khác đểu chắc chắn không có trong phòng bé tập bò để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Có một số bé không biết bò do cha mẹ đặt bé nằm ngửa gần như cả ngày từ khi mới sinh và bé không có dịp để luyện tập cho cơ bụng của mình. Các bé sẽ gặp khó khăn trong việc nắm vững những cử động thiết để bò.
  • Hãy nhớ đặt bé ở mọi tư thế để bé phát triển đều đặn các cơ bắp, giúp ích cho việc vận động. Theo các bác sĩ, nên đặt trẻ nằm sấp mỗi khi bạn ở gần trẻ. Nếu con bạn không thích, hãy đặt bé nằm sấp vào lần/ngày, một lần vài phút và tăng thời lượng dần lên. Và nếu bé vẫn không bò, bạn cũng đừng lo lắng quá, vì không có căn cứ nào cho thấy: những em bé chậm biết bò, bỏ qua giai đoạn bò có sức khỏe cơ bắp yếu hơn, hoặc các vấn đề liên quan đến tăng trưởng toàn diện của bé.
  • Trước khi biết bò, bé sẽ có những phản xạ rất tự nhiên, ví dụ: khi bạn cù vào lòng bàn tay bé, những ngón tay của bé sẽ cúp vào quanh ngón tay của bạn và chân bé đạp tung ra khi giật mình, hoặc vung vẩy khi có tiếng ồn.

Cách giúp bé nhanh biết đi

  • Trẻ bắt đầu tập đi ở khoảng thời gian từ 10 đến 18 tháng tuổi. Giai đoạn này, trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ.
  • Cha mẹ không nên nôn nóng tập cho trẻ đi quá sớm, dễ làm cho chân bé vòng kiềng. Tập đi sớm cũng ảnh hưởng đến cột sống của bé. Khi nào bé bắt đầu muốn tập đi, bạn hãy giúp bé bằng cách:
  • Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình, dễ gây trật cổ tay hay xương vai bé. Bạn có thể quỳ gối trước mặt bé và đỡ bé bằng hai tay khi bé di chuyển trong nhà, khi bé đã đi thành thạo, bạn có thể dùng tay dắt bé đi.
  • Hạn chế bế bé, chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy để bé được tự do ngồi, nằm chơi. Những bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đi nữa.

Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một

  • Khi bạn thay quần áo cho bé, hãy để bé đứng. Bé đứng nhiều sẽ chắc khỏe cơ, xương chân, là tiền đề rất tốt để tập đi.
  • Nên lót sàn nhà bằng những miếng xốp, đệm để bước chân bé được vững hơn, không bị trơn trượt, đồng thời bảo vệ bé khi ngã.

Nâng đỡ bé yêu, giúp bé tập đi tốt hơn

  • Khi bé biết đứng vịn tay vào đồ vật, bạn có thể huấn luyện bé vịn tay vào ghế, thành giường và bước từng bước, di chuyển từ ghế này sang ghế khác.
  • Cha mẹ có thể đu đưa một món đồ chơi màu sắc trước mặt bé để kích thích sự ham thích của bé và thôi thúc bé bước về phía trước.
  • Bạn không cần sử dụng xe tập đi cho trẻ. Thực tế cho thấy, xe không giúp trẻ nhanh biết đi hơn mà có thể ảnh hưởng đến xương của trẻ, dễ gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc khác.

Cách giúp bé nhanh biết nói

Để trẻ nhanh biết nói cha mẹ cần áp dụng những phương pháp đặc biệt, … trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên.

Thường xuyên nói chuyện để trẻ nhanh biết nói

Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ về tất cả các vấn đề diễn ra trong cuộc sống, về những suy nghĩ, tình cảm của bạn đối với trẻ ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ, trẻ vừa chào đời và lớn lên từng ngày nhé. Bạn tin không, dù chưa biết nói nhưng trẻ vẫn hiểu và cảm nhận được tất cả đấy, việc bạn thường xuyên nói chuyện với trẻ sẽ giúp chúng xây dựng vốn từ vựng ngay từ nhỏ và kích thích việc đáp trả lại bạn bằng hành động, bằng ngôn từ, từ đó trẻ nhanh biết nói hơn.

Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc để trẻ nhanh biết nói

Có thể bạn không biết nhưng các bé rất thích nghe nhạc đấy, đặc biệt là những bản nhạc có tiết tấu vui nhộn, bé sẽ lắc lư, nhịp nhàng theo điệu nhạc để cảm nhận giai điệu, ngôn từ trong đó. Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc vừa có tác dụng phát triển ngôn từ của trẻ vừa kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả đấy, có nhiều trẻ còn biết ê a theo điệu nhạc trước khi biết nói nữa mà.

Tăng cường việc giao tiếp với trẻ

Cho dù trẻ chưa biết nói, nhưng bạn hãy tích cực giao tiếp với trẻ, khi trẻ cười, khi trẻ khóc hãy tích cực đáp lại, hãy hiểu và cảm nhận sự khác nhau trong tiếng khóc của trẻ, trẻ khóc vì đói, trẻ khóc vì mệt, trẻ khóc vì làm nũng,… khác nhau như thế nào, sự đáp lại của bạn sẽ dần hình thành cho trẻ thói quen về giao tiếp là phải có sự cho đi và nhận lại nhé. Có như thế mới kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả nhất.

Đưa trẻ đến những nơi công cộng

Đó có thể là những bữa tiệc của gia đình, siêu thị, công viên, … đây là cách giúp trẻ phát triển sự tự tin, nhanh nhẹn, không ngại giao tiếp sau này, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những điều mới lạ, kích thích khả năng ham học hỏi, ham tìm hiểu và phát triển ngôn ngữ, hình thành kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả hơn, nhanh biết nói hơn. Thực tế, những đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thường xuyên được đến những nơi công cộng, đông người vẫn nhanh biết nói hơn những đứa trẻ vốn nhút nhát, e ngại giao tiếp đấy.

Hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát

Để trẻ nhanh biết nói, bạn hãy thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn, ngôn từ dễ hiểu, trong sáng dành cho thiếu nhi, hãy hát đi hát lại và dạy trẻ hát theo bạn. Cứ như thế, dần dần sẽ thuộc lời bài hát, góp phần làm phong phú vốn từ của trẻ một cách hiệu quả, từ đó kích thích trẻ nhanh biết nói, nói tốt hơn, nói hay hơn đấy nhé.

.
.
.
.